Đau Dây Thần Kinh Tọa Ở Bà Bầu

Đau Dây Thần Kinh Tọa Ở Bà Bầu

Đau dây thần kinh tọa là tình trạng bệnh phổ biến thường gặp ở các bà bầu. Khi bào thai lớn dần trong tử cung, có thể gây chèn ép lên dây thần kinh tọa của người mẹ, gây...
By Admin Mon, 28/08/2017 14:52
TRANG CHỦ  /  BỆNH THẦN KINH TỌA  /  Thông Tin Bệnh  /  Đau Dây Thần Kinh Tọa Ở Bà Bầu

Đau dây thần kinh tọa là tình trạng bệnh phổ biến thường gặp ở các bà bầu. Khi bào thai lớn dần trong tử cung, có thể gây chèn ép lên dây thần kinh tọa của người mẹ, gây ra những cơn đau lan tỏa từ thắt lưng, qua hông, xuống chân. Vậy đau thần kinh tọa ở bà bầu phải làm sao?

Nguyên nhân bà bầu bị đau dây thần kinh tọa

Thông thường khi bào thai lớn dần lên trong tử cung sẽ chèn ép dây thần kinh, tạo áp lực lên xương khớp, gây đau cho bà bầu. Sự phát triển to lên của ngực, bụng cũng khiến cho trọng tâm của bạn thay đổi tập trung về phía trước, làm tăng độ cong của cột sống. Điều này khiến cho các cơ bắp ở vùng chân và hông phải thắt chặt lại để chống lại trọng lượng cơ thể dồn về phía trước, từ đó chèn ép các dây thần kinh.

Tuy nhiên ở nhiều bà bầu, tình trạng đau thần kinh tọa có thể xảy ra trong quá trình đầu thai kỳ, khi bào thai vẫn chưa quá phát triển, kích thước chưa đủ lớn để gây nên sự chèn ép. Do đó nhiều giả thiết cho rằng, biểu hiện đau thắt lưng có thể chỉ là sự tăng nặng tình trạng bệnh lý cột sống trước đó hoặc do sự thay đổi của hocmon làm thai phụ nhạy cảm với sự quá tải trong quá trình mang thai.

Ngoài ra, ở những tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi chuyển mình, quay đầu có thể chèn ép trực tiếp dây thần kinh, gây ra các cơn đau ở lưng, hông, chân cho bà bầu.

Triệu chứng đau thần kinh tọa ở bà bầu

Cơn đau có thể xuất hiện sớm vào đầu thai kỳ và tăng dần vào những tháng cuối của thai kỳ. Cơn đau thường xuất phát từ vùng cột sống thắt lưng, sau đó lan đến mông, đi dọc theo hông xuống hết chân. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột, đau nhói hoặc âm ỉ.

Khi bà bầu cử động, làm việc quá sức, hoặc có những vận động liên quan đến cột sống như cúi, gập, xoay người…thì cơn đau sẽ tăng lên và xuất hiện thường xuyên hơn. Các cơn đau khiến thai phụ đau đớn, khó chịu, thậm chí có thể gây hạn chế việc vận động, đi lại và sinh hoạt.

Cơn đau thần kinh tọa thường sẽ giảm đi sau khi sinh. Tuy nhiên một số trường hợp vẫn có thể bị các cơn đau dai dẳng kéo dài sau sinh do sự tổn thương nặng của dây thần kinh và cột sống, hoặc do chế độ sinh hoạt vận động không hợp lý.

Đau dây thần kinh tọa ở bà bầu phải làm sao?

- Cơn đau thường xuất hiện cuối ngày, lúc này các bà bầu thường cảm thấy mệt mỏi, do đó nên sắp xếp lịch nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.

- Khi nằm nên nghiêng sang phía không bị đau để hạn chế các cơn đau. Bà bầu cũng có thể kê gối dưới khuỷu tay hoặc kẹp một chiếc gối nhỏ giữa hai đầu gối. Cách này làm giảm áp lực lên hông và tạm thời giảm cơn đau.

- Hạn chế làm việc nặng, không khuân vác đồ đạc quá sức.

- Không làm các công việc yêu cầu đứng, đi, ngồi quá lâu. Bà bầu cần có thời gian nghỉ ngơi giữa giờ và tập các động tác an thai, thư giãn gân cốt.

- Nên tập thể dục đều đặn với các bài tập nhẹ nhàng như yoga, vận động dưới nước… Bơi lội là biện pháp lý tưởng giúp các mẹ giảm sức nặng của thai nhi lên hệ xương khớp, ngoài ra còn giúp mẹ bầu thư giãn cực tốt.

- Khi bị đau thần kinh tọa, có thể chườm nóng bằng ngải cứu, bằng gạc ấm hoặc chườm đá lạnh dọc thần kinh tọa để giảm đau. Bà bầu cũng có thể tắm nước ấm, vừa giảm đau vừa giúp thư giãn.

- Bà bầu cũng nên uống nhiều nước, ăn uống theo tháp dinh dưỡng dành cho phụ nữ mang thai để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể và giúp nuôi thai nhi lớn đều, khỏe mạnh.

this post was shared 0 times
 600

094 636 1828