Dây thần kinh tọa còn được gọi là dây thần kinh hông, là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể. Những cơn đau thần kinh tọa thường bắt nguồn từ vùng thắt lưng, chạy xuống mông, đùi, cẳng chân, bàn chân, ngón chân. Bên cạnh việc điều trị theo phương pháp hiện đại thì các bài thuốc Đông y cũng có tác dụng rất tốt để giảm các triệu chứng đau nhức.
Đau dây thần kinh tọa thường gặp ở lứa tuổi 30 - 60, nam nhiều hơn nữ (tỷ lệ 3/1). Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, lao cột sống, loãng xương,…gây chèn ép lên các dây thần kinh nằm gần đốt sống, dẫn đến những cơn đau nhức khó chịu. Đây là bệnh mãn tính, việc điều trị tốn kém và mất nhiều thời gian, do đó phòng bệnh và lưu ý đến các dấu hiệu để có biện pháp điều trị sớm sẽ giúp tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả cao hơn.
Đối với việc điều trị đau thần kinh tọa thì việc sử dụng thuốc Tây y khá phổ biến nhưng chỉ có tác dụng giảm đau tức thời và có thể gây tác dụng phụ nên các chuyên gia y tế thường khuyên bệnh nhân sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để phục hồi chức năng và chữa trị lâu dài. Bài thuốc Đông y sử dụng ngoài các vị chống viêm, giảm đau thì cần bổ sung các dược liệu bổ can thận, sinh khí huyết, thông kinh hoạt lạc để trị bệnh từ gốc, bồi bổ sức khỏe.
Dây thần kinh tọa còn được gọi là dây thần kinh hông, là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể. Những cơn đau thần kinh tọa thường bắt nguồn từ vùng thắt lưng, chạy xuống mông, đùi, cẳng chân, bàn chân, ngón chân. Bên cạnh việc điều trị theo phương pháp hiện đại thì các bài thuốc Đông y cũng có tác dụng rất tốt để giảm các triệu chứng đau nhức.
Đau dây thần kinh tọa thường gặp ở lứa tuổi 30 - 60, nam nhiều hơn nữ (tỷ lệ 3/1). Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, lao cột sống, loãng xương,…gây chèn ép lên các dây thần kinh nằm gần đốt sống, dẫn đến những cơn đau nhức khó chịu. Đây là bệnh mãn tính, việc điều trị tốn kém và mất nhiều thời gian, do đó phòng bệnh và lưu ý đến các dấu hiệu để có biện pháp điều trị sớm sẽ giúp tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả cao hơn.
Đối với việc điều trị đau thần kinh tọa thì việc sử dụng thuốc Tây y khá phổ biến nhưng chỉ có tác dụng giảm đau tức thời và có thể gây tác dụng phụ nên các chuyên gia y tế thường khuyên bệnh nhân sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để phục hồi chức năng và chữa trị lâu dài. Bài thuốc Đông y sử dụng ngoài các vị chống viêm, giảm đau thì cần bổ sung các dược liệu bổ can thận, sinh khí huyết, thông kinh hoạt lạc để trị bệnh từ gốc, bồi bổ sức khỏe.
Các bài thuốc điều trị đau thần kinh tọa bằng Đông y
Bài thuốc 1:
Dùng tô mộc 12g, ngưu tất 12g, ngải cứu 12g, huyết giác 12g, lá móng tay 12g, nghệ củ 8g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống liên tục từ 7 -10 ngày để hoạt huyết, tiêu viêm và giảm đau hiệu quả.
Bài thuốc này thích hợp chữa đau dây thần kinh tọa do sang chấn đau từ thắt lưng xuống mông, đùi, cẳng chân.
Bài thuốc 2:
Bạch linh 12g, bạch chỉ 10g, thương truật 10g, xuyên khung 8g, can khương 4g, tế tân 4g, cam thảo 4g, phụ tử chế 3g. Tất cả đem sắc uống mỗi ngày một thang, uống vào lúc còn ấm sau khi ăn khoảng 1-2 giờ.
Bài thuốc này dùng cho người đau thần kinh tọa do nhiễm lạnh, cơn đau lan từ thắt lưng hoặc mông lan xuống chân và tăng cao khi trời chuyển lạnh.
Bài thuốc 3:
Sài hồ 12g, độc hoạt 12g, bạch thược 12g, thổ phục linh 12g, bạch truật 12g, đỗ trọng 20g, bạch linh 12g, ngưu tất 12g, đương quy 12g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
Bài thuốc 4:
Đối với các biểu hiện đau vùng thắt lưng, đau lan xuống mông, mặt sau đùi cẳng chân, đi lại khó khăn thì bệnh nhân có thể dùng bài thuốc “Độc hoạt ký sinh thang” bao gồm các vị thuốc: độc hoạt 12g, ngưu tất, bạch thược, đương quy, thục địa, tang ký sinh, đảng sâm, phục linh, đại táo đều 12g; phòng phong, đỗ trọng, cam thảo đều 8g, tế tân, quế chi đều 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài thuốc 5:
Gốc và rễ cỏ xước, rau má, gốc rễ cây xấu hổ: mỗi loại 20g, lá lốt, cây xích đồng nam, bạch đồng nữ, mỗi loại 1kg. Đem các vị thuốc rửa sạch, thái nhỏ và tiến hành sao vàng hạ thổ.
Cây cỏ xước
Cách 1: Đem sắc lấy nước uống hàng ngày
Cho các vị thuốc vào ấm với khoảng 1-2 lít nước rồi đem nấu sôi. Sắc cho đến khi cạn chỉ còn khoảng 2 bát nước là được. Người bệnh sử dụng mỗi ngày 1 thang và chia thành 2 đến 3 lần uống trong ngày, kiên trì thực hiện trong vòng nửa tháng sẽ thấy chuyển biến rõ rệt.
Cách 2: Chế biến thành cao
Nếu nấu cao lỏng chúng ta đun cạn cho đến khi nước còn sệt sệt là được. Với dạng cao lỏng mỗi ngày sử dụng 10 - 15ml và kiên trì thực hiện trong 15 - 20 ngày.
Nếu nấu cao đặc bạn cần đun cho đến khi cạn đặc và không còn nước. Đợi gần nguội có thể nặn thành những viên cao để tiện sử dụng. Mỗi ngày chỉ cần dùng 1 miếng cao nhỏ là đủ. Thời gian điều trị kéo dài từ 15 - 20 ngày. Tốt nhất, bạn nên cho các miếng cao đã nguội vào bình thủy tinh có nắp đậy rồi đậy lại. Bảo quản tại nơi khô thoáng, có nhiệt độ ổn định, dùng đến đâu lấy đến đó.